Lỗi hư hỏng thường gặp đối với xe nâng dầu

1. Lỗi với bơm cao áp (heo dầu):

a. Mức độ: Phổ biến.

b. Nguyên nhân: Dầu có nhiều tạp chất bẩn vì nguồn cung dầu hoặc do thao tác của người rót nguyên liệu.

Trong động cơ dầu diesel bơm nhiên liệu (heo dầu) đóng vai trò rất quan trọng, làm nhiệm vụ đưa nhiên liệu lên buồng đốt của xilanh. Nó được ví như trái tim của động cơ. Vì vậy nếu sử dụng nguồn nhiên liệu không sạch, có hòa lẫn bụi bẩn hoặc nước sẽ gây nên tắc đường ống dẫn dầu. Cặn bẩn vào bám làm lỗ phun nhỏ hơn, buồng đốt nhận ít nhiên liệu hơn so với yêu cầu, máy chạy yếu.

Đa phần các cặn bị đọng lại làm tắc vòi phun hoặc làm kim phun đóng không kín đôi khi lại làm nó sẽ dính chặt với đế. Cặn bẩn gây xướt ty của bơm cao áp (heo dầu) và nước làm rỉ sét các đầu của béc phun, gây hư hỏng nghiêm trọng.

Ngoài ra nước và cặn bẩn còn gây nên hư hỏng lọc dầu.

Vì vậy nên chú ý việc bảo quản nguồn dầu và lựa chọn nhà cung cấp uy tín.

Phải chắc chắn rằng thùng dầu của xe phải luôn luôn trong tình trạng được đậy kín.

2. Lỗi hư hỏng hộp số do vận hành sai quy cách và do tài xế không chú ý

Trong quá trinh làm việc, người vận hành xe nâng không tuân thủ các quy tắc an toàn gây nên hư hỏng cho hộp số, bao gồm:

     2.1 Người lái vận hành chuyển số đột ngột:

Trong hộp số tự động của xe nâng thường có 3 chế độ chuyển số bao gồm: chuyển số tiến, trả về số không và chuyển về số lui.

Tài xế vận hành tuân thủ đúng nguyên tắc là khi muốn cho xe di chuyển tài xế phải để động cơ nổ ở chế độ Garenti, sau đó nhẹ nhàng điều khiển cần số về phía trước nếu muốn xe chạy tiến về phía trước hoặc gạt cần số về phía sau nếu muốn cho xe lùi.

Khi muốn chuyển hướng tiến hoặc lùi Tài xế phải cho xe dừng hẳn lại sau đó mới gạt cần số về số không (N), tiếp theo mới chuyển số tiến (F) hoặc lùi (R). Nghiêm cấm tuyệt đối thao tác chuyển số đột ngột khi xe đang chạy. Ví dụ, khi xe đang trên đà chạy tiến, lái xe không cho xe dừng hẳn mà đột ngột gạt cần số về số lùi. Trường hợp này sẽ gây vỡ hộp số và mòn các lá phanh, dẫn đến hư hỏng rất nghiêm trọng.

     2.2 Cuốn rác vào trong hộp số:

Trong quá trình vận hành Tài xế không chú ý, để các loại bao bì nylon, dây, rác rưởi quấn vào trục bánh xe trước khi xe chạy trục quay sẽ kéo các loại dây, bao bì này vào trong hộp số, dẫn tới phá vỡ seal, phớt gây chảy nhớt và kẹt hộp số.

     2.3 Quá tải:

Trong thực tế, đôi khi người vận hành sử dụng xe đẩy hàng “quá tải” như: dùng xe nâng để đẩy nhiều kịên hàng vào xe tải hoặc xe container gây cháy bố hộp số.

3. Lỗi hư hỏng húc (Mayo) và niền bánh sau:

Thông thường những hư hỏng này do lỗi vận hành của Tài xế và một số nguyên nhân sau:

– Lỗi do lái xe chạy quá tốc độ.

– Lỗi do lái xe không chú ý kiểm tra xe trước khi vận hành: Sau một thời gian sử dụng, do xe vận hành quá tốc độ hoặc chạy qua những mặt bằng gồ ghề không bằng phẳng, những con ốc và tắc ke bánh sau bị lỏng ra.

Tài xế vận hành đã mắc lỗi không kiểm tra xe trước khi vận hành. Mặc dù ốc bị lỏng nhưng vẫn cứ cho xe chạy. Hậu quả là do các con tắc lỏng quay tròn quanh lỗ trên lă rang xe (niền xe), nên gây mòn, phá vỡ mayor (húc và niền xe) chỉ trong một thời gian ngắn.

– Lỗi do lốp quá mòn nhưng tài xế không báo với nhà cung cấp mà vẫn để xe hoạt động.

Vì vậy, trước khi vận hành xe nâng, cần phải kiểm tra tổng quát xe nhằm mục đích phát hiện ra những lỗi hư hỏng bất thường để kịp thời sửa chữa.

Cách kiểm tra lỗi này như sau: Dùng tay vặn các con ốc trên 2 bánh xe sau để kiểm tra xem ốc có bị lỏng hay không, nếu ốc bị lỏng thì lập tức cho dừng xe và báo về nhà cung cấp để sửa chữa kịp thời.

4. Lỗi hư hỏng Tam bua

Nguyên nhân: Lái xe vận hành không chú ý kiểm tra thiết bị.

Xe nâng sau một thời gian sử dụng, bộ phận phanh của xe nâng sẽ bị mòn. Phần bố thắng khi mòn hết sẽ ăn đến phần kim loại.

Thông thường sẽ có hiện tương sau: Khi đạp bàn đạp phanh/thắng, bàn đạp có cảm giác sâu, phanh/thắng không ăn hoặc vẫn phanh/thắng được, nhưng phát ra âm thanh két, két; Tiếng kêu lộc cộc, lộc cộc,…hoặc có bất kỳ một âm thanh nào khác,…do sự ma sát giữa 2 phần kim loại, phần đế phanh và tam bua. Nếu lái xe phát hiện dấu hiệu trên, phải lập tức cho dừng xe và báo cho nhà cung cấp để kiểm tra, sửa chữa kịp thời. Nếu người vận hành cứ tiếp tục cho xe vận hành, sẽ gây vỡ tam bua. Hư hỏng này rất nghiệm trọng.

5. Lỗi hư hỏng thường gặp ở cần điều khiển số

Nguyên nhân: do tài xế vận hành sai quy cách.

Trong quá trình sử dụng vận hành xe nâng, lái xe thường hay mắc lỗi vận hành gây nên hư hỏng ở vòng nhựa ôm cần gạt số và đèn tín hiệu. Lỗi này dẫn đến gãy vòng nhựa ôm cần số bị hỏng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cần điều khiển gạt số này được làm bằng nhựa cứng và sử dụng cảm ứng điện từ, để điều khiển sự đóng mở van dầu hộp số. Vì vậy, người lái phải vận hành đúng cách thì chỉ cần sử dụng một lực nhỏ bằng các đầu ngón tay để dịch chuyển cần số (về các vị trí tiến, lùi và trở về số không).

Còn khi tài xế vận hành không đúng, thường dùng cả lực của cánh tay để tác động đẩy tiến hoặc nắm giật mạnh ra sau cho số lùi thì vòng ôm bằng nhựa này sẽ bị vỡ, gây nên hư hỏng.

 6. Lỗi trầy xước các ty của xylanh thủy lực

Trong quá trình sử dụng tài xế thường hay để xảy ra va quệt, tông nhau, hoặc để vật cứng như gạch, đá, mảnh chai thủy tinh, kim loại hay thậm chí là hóa chất đóng cặn,… rơi vào các ty thủy lực như ty nâng đứng, ty nghiêng thủy lực, thước lái, …gây nên móp hoặc trầy xước.

7. Lỗi vận hành đối với càng nâng

Mức độ: gây gãy hoặc lệnh càng nâng (nĩa).

Nguyên nhân:  lái xe sử dụng càng/nỉa để nâng sai quy cách:

– Dùng càng để nâng kiện hàng có trọng lượng nặng hơn tải trọng của xe cho phép; Ví dụ: xe có tải trọng nâng 3 tấn, nhưng dùng xe để nâng kiện hàng nặng hơn 3 tấn.

– Dùng càng để nâng hoặc bẩy kiện hàng gây nên cong vặn càng.

– Dùng càng để đẩy hoặc kéo kiện hàng.

– Nâng kiện hàng ở góc độ không cho phép.

– Dùng càng xe có tải trọng nâng 3 tấn để nâng 1 xe nâng khác cùng loại nhưng có xác xe nặng hơn 3 tấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *